Tag Manager là công cụ được phát triển bởi ông lớn công nghệ hàng đầu Google và nó vô cùng tiện ích cho các nhà quảng cáo trong việc quản lý các thẻ, các biến số và thu thập dữ liệu chung. Tại post này kienthuccuocsong.vn sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng Google Tag Manager (GTM) một các đơn giản nhất nhé.
5 bước sử dụng Tag Manager đơn giản
Bước 1: Đầu tiên các bạn truy cập vào link: https://tagmanager.google.com để truy cập vào Tag Manager của Google. Sau khi click vào sẽ xuất hiện trang như sau rồi bạn click vào nút “Tạo tài khoản”:
Tiếp tục bạn điền thông tin như sau: ô “Tên tài khoản” bạn nhập tên bất kỳ, lựa chọn quốc gia Việt Nam, tiếp tục điền ô “Thiết lập vùng” nhập địa chỉ Website (Lưu ý: chỉ nhập domain thôi nhé) của bạn vào -> chọn “Web” -> chọn “Tạo”.
Tiếp theo hộp thoại ” Thỏa thuận điều khoản xuất hiện, bạn tick vào ô “Tôi đồng ý…” là xong bước 1.
Bước 2: Sau khi hộp kết thúc bước 1, hộp thoại mới hiện ra sẽ có 2 đoạn mã Code, các bạn Copy 2 đoạn Code này lưu lại trên Notepad nhé. 2 đoạn code này sẽ được gắn trực tiếp vào Website của các bạn, đoạn đầu tiên sẽ gắn vào thẻ <head> và đoạn 2 sẽ gắn vào thẻ <body>, hướng dẫn gắn thẻ các bạn đọc thêm tại bài viết này nhé.
Bước 3: Sau khi bạn lưu 2 thẻ rồi, tiếp tục xuất hiện giao diện như sau, bạn click vào mục Thẻ -> tiếp tục nhấn vào mục Mới -> sẽ xuất hiện 2 mục Cấu hình thẻ và Kích hoạt -> bạn nhấn vào mục Cấu hình Thẻ -> chọn Google Analytics: Cấu hình GA4.
Sau đó, một hộp thoại mới mở ra, bạn nhập mã đo lường vào, ví dụ bạn nhập mã đo lường của GA 4 là G – xxxxx (Lưu ý, bạn nhớ đặt tên Thẻ để phân biệt từng chiến dịch khác nhau nhé).
Tiếp tục bạn nhấn vào mục Trình kích hoạt thẻ, tại đây GTM có đề xuất 3 mục chính: All Pages, Consent Initialization – All Pages và Initialization – All Pages bạn chọn All nhé, và tùy theo nhu cầu bạn có thể tùy chỉnh thêm trình kích hoạt bằng cách click vào dấu “+” -> “+” -> Trình kích hoạt thẻ tùy chỉnh
Vậy là bạn đã kết nối thành công Google Analytics 4 (GA 4) với Google Tag Manager (GTM) thành công, giờ việc còn lại là bạn chỉ đợi sau 24h GA 4 sẽ kích hoạt bạn có thể theo dõi thông số dự liệu bạn đã cài đặt thu thập trên GTM trực tiếp trên GA4.
Một điều quan trọng, trước khi cài đặt GTM bạn nên cài đặt GA4 trước và lưu lại mã GA4 (mã G-xxxx), bạn có thể đọc bài viết hướng dẫn cài đặt GA4 tại đây. Bên cạnh đó, khi các bạn xác định mình sẽ sử dụng thẻ (Code) nào thì nên copy vào Notepad hoặc mở sẵn các Tab để gắn vào GTM, ví dụ như: Google Ads, Pixel, Remarketing,…
Một câu hỏi quen thuộc được đặt ra tại sao phải dùng Google Tag Manager mà chúng ta không gắn trực tiếp các thẻ (Code) vào trong website ?
Vấn đề này hoàn toàn đúng trên thực tế, bạn có thể gắn trực tiếp các thẻ trên Website của bạn, tại những vị trí được yêu cầu bằng cách sử dụng Plugin Insert Headers and Footers hoặc gắn vào file header.php trên Theme option.
Tuy nhiên, việc sử dụng Google Tag Manager là giúp bạn kiểm soát các thẻ một cách hiệu quả, rõ ràng, chi tiết nhất, đồng thời sẽ hạn chế rủi ro về việc bạn mất kiểm soát các thẻ. Đặc biệt là bạn không muốn một đống hỗn độn nằm trong tệp file của mình phải không nào.
Cho nên việc sử dụng Google Tag Manager mang lại hiệu quả kiểm soát rất cao và bạn sẽ biết Thẻ nào đang hoạt động hiệu quả.
Ngoài ra, khi bạn cài đặt xong tất cả, bạn có muốn kiểm tra lại xem thẻ của mình có đa được kích hoạt hay chưa hay hoạt động chưa. bạn có thể dùng tiện ích Chrome là Google Tag Assistant Legacy để kiểm tra lại nhé.
Video hướng dẫn chi tiết cài đặt:
————————————
Theo dõi chúng tôi ngay để có thêm nhiều kiến thức trong cuộc sống:
-Fanpage: https://www.facebook.com/kienthuccuocsongbattan
-Website: kienthuccuocsong.vn